Friday, December 23, 2011

GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ NÃO


 I. Tư duy sáng tạo là gì?
1.      Gạt bỏ những hiểu biết kiến thức thông thường.
Trước hết, các bạn hãy trã lời câu hỏi sau đây, nhưng tối thiểu phải suy nghĩ 5 phút.

Có một chai rượu nho, nút bần trên miệng chai không  mở ra được. Vậy làm thế nào để uống được chai rượu nho này mà không cần đập vỡ chai, cũng không xoi lỗ nút chai?
Bạn có trả lời câu hỏi trên đây một cách dễ dàng không?
Tất nhiên, nhiều người trả lời câu hỏi trên rất dễ dàng. Nhưng cũng có người sẽ chào thua. Câu trả lời thật đơn giản:

Ấn nút bần cho lọt vào trong chai.

Thế nhưng có nhiều người nghĩ không ra. Vì theo hiểu biết thông thường của chúng ta, cứ nghĩ rằng muốn uống rượu thì phải mỡ nút chai ra: nếu nút chai không mở ra được thì sẽ không uống được rượu trong chai. Bản chất của câu hỏi trên chính là nhằm vào chổ yếu trong suy nghĩ của con người, chỉ nghĩ theo sự hiểu biết thông thường của mình.

Lúc bé, chúng ta học nhiều về thường thức trong cuộc sống, tất nhiên những hiểu biết đó đã giúp ích nhiều cho ta trong cuộc sống hằng ngày. Tuy vậy, cũng có những lúc nó, không những vô dụng, mà còn làm hạn chế tư duy của chúng ta khi giải quyết một số vấn đề.

Thực tế cho thấy, nhiều vấn đề đơn giản đến nỗi trẻ con cũng làm được, mà người lớn cảm thấy vô cùng khó khăn.

Tôi xin kể một câu chuyện xảy ra vào sau thế chiến thứ II, ngày nay nghĩ lại còn cảm thấy hổ thẹn. Khi thế chiến kết thúc, hàng hóa khan hiếm trầm trọng. Lúc đó, có một người đàn ông trương tấm biển ngang ở trước bến xe. Tấm biển ghi một hàng chữ to: “Hàng bỏ lại của quân đội Mỷ đóng tại Nhât”, cạnh đó chất một đống xà phòng mang nhãn hiệu nước ngoài. Tôi như cá gặp nước, lập tức bỏ tiền ra mua một lô xà phòng về.

Vừa về đến nhà, tôi đã vội vàng lấy xà phòng ra rửa mặt, rửa tay. Lúc đó, tôi mới thấy mình bị lừa. chỉ vài giờ sau, trên mặt và cánh tay tôi nổi lên những nốt mẩn đỏ.

Rõ ràng là hàng dỏm rồi! khi nhìn kỹ lại mới phát hiện những chữ Anh trên nhãn hiệu sắp xếp lung tung. Tôi nổi giận và ra ngay bến xe. May mắn làm sao người đàn ông vẫn còn đó ! tôi hạch hỏi và trách mắng ông ta. Không ngờ ông ấy lại trợn mắt hỏi tôi:

-         Ai bảo đây là xà phòng ngoại ?

Tôi ấp úng, nhìn theo ngón tay trỏ của ông ta. Lần này tôi mới bật ngửa ra vì bên dưới hàng chữ to “Hàng bỏ lại của quân đội Mỷ đóng tại Nhât” là hai chữ rất nhỏ : “Diêm quẹt”. Quả thật , bên cạnh đống xà phòng là một vài hộp diêm thật của “quân Mỹ đóng tại Nhật”, chỉ vài hộp mà thôi !

Tôi không dám nói thêm một câu  nào nữa, lầm lũi bỏ về.

Tôi tự xem xét sự việc trên, ở đó đúng là có nhiều “cạm bẩy”.

Một là theo suy nghĩ thông thường thì hàng bán giá rẻ thường là hàng chất đống như núi. Nên khi tôi nhìn thấy tấm biển với hàng chữ to “Hàng bỏ lại của quân đội Mỷ đóng tại Nhật” là nghĩ ngay đến đống xà phòngchất bên cạnh. Một sự liên tưởng tai hại !

Hai là theo suy nghĩ thông thường, hàng mang nhãn hiệu bằng chữ Anh trình bày hàng ngang là hàng nước ngoài. Đồng thời hàng nước ngoài bao giờ cũng tốt hơn hàng nội. Một quan niệm thật sai lầm! vì vậy tôi chẳng cần xem nhãn hiệu đã vội mua hàng đống xà phòng để rồi mắc lừa !

2.      Gạt bỏ những kinh nghiệm trong quá khứ.

Nhà ảo thuật muốn lấy một vật gì đó từ trong túi áo ra, thường phải làm ngược lại cách nghĩ thông thường của khán giả. Thông thường ai cũng nghĩ rằng, muốn lấy một vật gì đó từ trong túi áo ra thì phải thò tay vào túi áo. Giả sử nhà ảo thuật thò tay vào túi áo, lợi dụng khi lấy khăn tay luôn tiện lấy cả giấy bạc ra, thì rất dể bị khan giả phát hiện.

Cũng một động tác nưng nếu làm ngược lại, thay vì lấy tờ giấy bạc ra trong lúc thò tay vào túi lấy khăn tay, nay nhà ảo thuật thò tay vào túi lấy chiếc khăn, nhưng chỉ lấy chiếc khăn thôi, không có tờ giấy bạc nào cả. khán giả cũng trố mắt để theo dõi chiếc khăn lấy từ trong túi ra có kèm theo vật gì không? Không có. Khán giả có thể yên trí được rồi ! Thế nhưng lúc bấy giờ cũng chính là lúc nhà ảo thuật trổ tài của mình, anh ta đường hoàng thò tay vào túi để bỏ chiếc khăn vào và… thật nhanh, tờ giấy bạc được lấy ra trong lúc bỏ chiếc khăn vào, chứ không phải lúc lấy chiếc khăn ra.

 Từ hai sự việc trên, ta thấy lường gạt hoặc ảo thuật đều làm ngược lại với những suy nghĩ thông thường của con người. Đó cũng là chổ yếu tâm lý của chúng ta. Đầu óc của con người vì sao bị ràng buộc bởi những “hiểu biết  thông thường” hoặc kinh nghiệm của quá khứ ?. Tôi cho rằng chẳng qua vì bộ não của chúng ta cấu tạo quá hoàn chỉnh mà thôi.

Suy nghĩ cũng làm con người mệt mỏi, nên cần có thời gian thích đáng để nghỉ ngơi. Nhất là những trường hợp nhiều lần được giải quyết một cách thuận lợi, bởi những kinh nghiệm sẵn có,  lúc đó đầu óc của chúng ta sẽ chọn cách “tiết kiệm tư duy” để ứng phó những vấn đề đó.

Điều đó làm cho đầu óc của chúng ta trở nên mất linh hoạt. đó là nguyên nhân làm hạn chế tính sáng tạo trong tư duy của con người. Để tránh sự xơ cứng của bộ não, ta nên tập thành thói quen suy xét một sự vật hoặc một vấn đề từ nhiều khía cạnh.

Chịu khó tư duy, chịu khó động não, chắc chắn các bạn sẽ có những giải quyết vấn đề hoặc những phát hiện bất ngờ.

3.      Tạo điều kiện phát triển khả năng sáng tạo

Giữ gìn truyền thống là điều không ai chối cãi. Nhưng trong thời đại tên lửa hiện nay, bất cứ ai cũng cần có những sáng tạo trong tư duy.

Nhưng thực tế thì hầu hết những người thông thường không có sự cố gắng trong việc rèn luyện tính sáng tạo tư duy của mình. Bởi lẽ họ cho rằng, khả năng sáng tạo bẩm sinh. Không thể rèn luyện hoặc nhờ sự cố gắng mà có được.

Thực tế dù ở gia đình, nhà trường hoặc nơi làm việc, đều có rất nhiều nguyên nhân làm hạn chế tính sáng tạo. Nhất là tại các cơ quan làm việc. Đối với những suy nghĩ táo bạo của tuổi trẻ thường bị phê bình là: “quá non nớt ! quá ấu trỉ !”

Ở một xí nghiệp nào đó, khi có mặt giám đốc, các nhân viên vẫn cười nói bình thường, đó là một bầu không khí làm việc lý tưởng. Nhưng ngược lại, tại một số nơi, khi trưởng phòng xuất hiện, các tổ trưởng lập tức câm miệng như hến, nhân viên bỗng nhiên trở nên hiền như mèo con mới mang về.  Ở những công ty đó, các nhân viên trẻ làm sao có khả năng phát huy tính sáng tạo trong công tác của họ. Khả năng phát triển của công ty sẽ bị hạn chế.

Giới hạn con người trong khuôn khổ, lấy những hiểu biết về kiến thức thông thường, những tập tục, những truyền thống những kí ức để ràng buộc con người, sẽ không thể có sự sáng tạo trong tư duy và công tác.

II. NÂNG CAO KHẢ NĂNG SÁNG TẠO

Để nâng cao khả năng sáng tạo, cần có phương pháp rèn luyện đó là:

  1. Phương pháp đặt vấn đề

Trước tiên, các bạn hãy liệt kê toàn bộ những chi tiết có vấn đề thành một bản kê. Sau đó lần lượt suy xét từng vấn đề. Làm như vậy chúng ta sẽ tránh được kiểu xem xét sự vật phiến diện hoặc bỏ sót các chi tiếc quan trọng. Tuy vậy, cũng không nên quá lệ thuộc vào phương pháp này, vì quá lệ thuộc vào nó sẽ làm hạn chế tính sáng tạo.

  1. Phương pháp liên tưởng đôi

Mục đích rèn luyện của phương pháp này cũng giống như phương pháp đặt vấn đề, giúp chúng ta vượt qua các liên tưởng thông thường.

Ví dụ: cần sáng chế một sản phẩm mới về âm thanh nổi. Trước tiên, người ta liên tưởng đến một sản phẩm hoàn toàn không liên quan đến nó – máy bay. Sau đó ta xem xét đặt tính, công dụng, trang bị của máy bay.

Căn cứ vào những yếu tố đó ta lại lần lượt xét các yếu tố với sản phẩm về âm thanh nổi.
Phương pháp này không những giúp ta nghiên cứu sáng chế sản phẩm mới mà còn rèn luyện tính sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

  1. Phương pháp phân tích hình thái

Ví dụ: Muốn làm một cái ly để đông dung dịch, chúng ta cần xem xét hình dáng kích thước, nhiên liệu của ly. Người ta lập một biểu đồ hình khối lập phương để lựa chọn tối ưu nhất.

Căn cứ vào hình dưới đây, có đến 48 trường hợp để lựa chọn, giúp chúng ta có những dữ liệu để sáng chế một sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn cao.

Ba phương pháp trên nhằm hạn chế sự lão hóa của bộ não, nhưng đói với việc rèn luyện tư duy lại không có hiệu quả bao nhiêu.

Để rèn luyện tư duy, giúp bộ não con người linh hoạt hơn, minh mẫn hơn, chúng tôi  đã cố gắng đăng bài viết này. Theo kinh nghiệm nhiều năm của  tôi, những người có sức sáng tạo phong phú, thường là những người rất thích thú về bộ não, như: câu đố, tiểu thuyết suy luận, ảo thuật, truyện vui, tạp kỹ… trong đó, câu đố là một hình thức không thể thiếu được để rèn luyện trí óc của chúng ta. Nó bao gồm những tài liệu rèn luyện về khả năng trực giác, khả năng quan sát, khả năng phân tích, khả năng suy luận, khả năng bền bỉ, khả năng sáng tạo của con người.

Bây giờ, mời các bạn hãy lần lượt trả lời các câu đố và ghi nhớ hai điều:

1) Các câu hỏi trong trang http://quantrikinhdoanhk04.blogspot.com/ này đều có câu trả lời ở phần tiếp theo của bài viết. Có thể có nhiều bạn chưa suy nghĩ đã vội mở xem trang giải đáp. Yêu cầu các bạn không làm như vậy. Tôi cho rằng mổi một câu hỏi các bạn nên suy nghĩ ít nhất năm phút. Để các bạn có thể suy xét, chúng tôi để một khoảng trống trước khi viết câu trả lời các bạn nên cố tận dụng nó một cách hữu hiệu.
2)  Bài viết này không chỉ xem một ngày là xong. Vì khả năng sáng tạo không thể rèn luyện thành công trong một ngày vài hôm được. Tốt hơn hết, mỗi ngày chỉ nên trả lời 2 đến 3 câu. Như vậy cần khoảng từ 20 ngày đến một tháng mới có thể đọc hết quyển sách này.

 Xin các bạn đừng chán nản khi chưa trả lời tốt các câu hỏi, hãy cố gắng lên và bắt tay vào ngay đi!


Đón đọc:  PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ NÃO P1 (ngày 04-01-2012)

Sunday, December 18, 2011

“Sếp” và kỹ năng giao tiếp

Thật khôi hài khi rất nhiều nhà quản trị kinh doanh ngày nay tin rằng cấp dưới của họ rời bỏ công ty là do bất mãn về các khoản lương thưởng. Điều này không hẳn bao giờ cũng đúng. Và vấn đề nhiều khi xuất phát từ chính bản thân các “sếp”. 

Một cuộc nghiên cứu gần đây đối với 20.000 nhân viên tại nhiều công ty trên toàn thế giới do Trường quản lý Vanderbilt, Mỹ, tiến hành cho thấy nguyên nhân khiến số một nhân viên quyết định chấm dứt hợp đồng là “Hành vi và thái độ quản lý nghèo nàn”. Nói cách khác, chính là vì những ông chủ tồi. Còn một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên “Hành vi và thái độ quản lý nghèo nàn” là kỹ năng giao tiếp yếu kém. 
Các chuyên gia nhân sự cho rằng nguyên nhân có thể do nhiều nhà quản trị doanh nghiệp ngày nay được “cất nhắc” dựa trên bản thành tích trong công việc, trong khi lãnh đạo đã vô tình bỏ qua việc đánh giá về các kỹ năng giao tiếp của họ. 

Những kỹ năng giao tiếp không phải là bẩm sinh, mà cùng với thời gian và nỗ lực cá nhân, chúng có thể được trau dồi và hình thành. Sau đây là tổng kết của các nhà nghiên cứu về kỹ năng này. 

7 kỹ năng giao tiếp cơ bản 
1. Hãy là một người lắng nghe tốt. Hãy chú ý lắng nghe các nhân viên của bạn. “Nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng đây là một trong những thiếu sót giao tiếp lớn nhất mà các nhà quản lý thường mắc phải”, - Maureen Dolan Rosen, một chuyên gia nhân sự tại hãng Chapel Hill , - cho biết.Trong số những điều Maureen nhấn mạnh tại các hội thảo quản lý là: 

“Hãy học cách lắng nghe tốt hơn”. Bà cũng dẫn chứng một câu truyện về ông sếp của bà trước đây, người luôn đặt tay dưới cằm và im lặng nghe mọi người xung quanh nói chuyện tại các cuộc họp bàn, hội thảo. Nhưng nếu quan sát kỹ một chút, bạn sẽ thấy sau cặp mắt kính, hai mắt ông nhắm nghiền. Ông đã sử dụng cuộc họp để chợp mắt trong chốc lát. 

2. Dành thời gian cho nhân viên. Thông thường, những cuộc nói chuyện trực tiếp với các nhân viên trong công ty là rất quan trọng; chỉ khi các nhân viên làm việc ở xa, bạn mới nên nói chuyện qua điện thoại. Nếu bạn không thể gặp gỡ hàng tuần, hãy thực hiện ít nhất một lần trong một tháng. Và bạn đừng nghe điện thoại khi đang họp, trừ khi có việc khẩn cấp. Hãy thể hiện cho nhân viên thấy sự quan tâm đầy đủ của bạn. Bạn nên nói chuyện về con đường sự nghiệp của họ và bạn đang hình dung thế nào về sự thăng tiến của họ trong công ty. 

3. Trò chuyện với nhân viên về công việc. Bạn nên thường xuyên tiếp cận để tìm hiểu về các thay đổi tại công sở từ trên xuống dưới. Việc này có thể khá khó khăn. Bạn sẽ rất dễ quên những việc cần phải nói với một ai đó về điều họ cần biết liên quan tới công việc của họ, nhưng bạn cần nhớ rằng: Công việc có thể không được hoàn thành và bạn có thể là người duy nhất biết những điều mà mọi người chưa biết. 

4. Đưa ra những thông điệp nhất quán về những quan điểm của bản thân. 
Điều này giúp các nhân viên của bạn đưa ra được những quyết định tốt hơn (hay ít nhất là những quyết định bạn sẽ cảm thấy phù hợp hơn). Nếu thông tin bạn đưa ra mỗi lúc một khác, nhân viên của bạn sẽ rơi vào trạng thái mơ hồ và bạn sẽ phải chịu hậu quả do những quyết định sai lầm của họ. 

5. Định kỳ đưa ra các phản hồi, ý kiến đánh giá; tránh những điều ngạc nhiên bất ngờ. Đừng để đến buổi họp thường niên, các nhân viên mới phải giật mình trước những đánh giá của bạn về công việc họ làm. Họ nên biết trước và sẵn sàng lắng nghe các ý kiến của “sếp” rằng có một vài điều họ cần phải cải thiện nhằm đáp ứng nhu cầu công việc tốt hơn. Những buổi đánh giá thường niên nên là nơi bạn tổng kết lại và cùng với các nhân viên thảo luận phương hướng hành động trong thời gian tới. 

6. Học cách giao tiếp trò chuyện trước các nhóm nhân viên. Vấn đề ở đây không phải là kỹ năng diễn thuyết trước đám đông, mà là khả năng trò chuyện với một nhóm nhân viên cụ thể. Nếu bạn không thể nói chuyện tốt tại các buổi họp hay trước một nhóm nhân viên, bạn sẽ đánh mất vị thế của một nhà quản lý như một người có năng lực lãnh đạo và đáng tin cậy. Hãy học cách để làm được điều này, học cách để trò 
chuyện tự tin và truyền cảm hơn. Bạn cũng cần lưu ý tới những điều tương tự khi viết e-mail đồng gửi cho nhiều nhân viên. 

7. Đừng che đậy đằng sau các e-mail. E-mail là một công cụ giao tiếp quan trọng, nhưng hầu hết các vấn đề tế nhị cần phải được thảo luận cá nhân. Các xung đột cũng cần phải được giải quyết trong khuôn khổ cá nhân, bằng cách mặt đối mặt hay ít nhất là qua điện thoại. Khi vấn đề liên quan đến các cảm xúc, tình cảm..., thì e-mail chính là một phương tiện giao tiếp kém hiệu quả nhất. Và e-mail cũng chưa bao giờ là cách 
thức phù hợp để nói với ai đó rằng họ đang làm việc không hiệu quả. Quan tâm tới việc tự đánh giá bản thân 

Liệu có nên biết những đánh giá của các nhân viên về công việc của bạn trên cương vị một nhà quản lý? Chắc chắn là có, bởi điều đó sẽ gia tăng lòng trung thành của nhân viên, và giúp bạn trở thành một ông chủ tốt hơn. 

Vậy bạn có thể nhận được những phản hồi đó như thế nào? Những công ty lớn - chẳng hạn như Microsoft, Apple,... - có các mẫu góp ý về công việc của “sếp” tại công sở. Các nhân viên được phát mẫu góp ý định kỳ và điền vào (có thể ghi tên hay dấu tên tuỳ theo quyết định của nhân viên). 

Đây là một cách thức để đánh giá bản thân và cũng là cách thức hiệu quả để đánh giá những vấn đề khác. Bạn cần không ngừng nỗ lực thu thập các phản hồi cá nhân như là một phần trong các cuộc trò chuyện với các nhân viên của bạn. 

Đừng làm việc này qua e-mail mà hãy sử dụng các cuộc trò chuyện trực tiếp với các nhân viên để lắng nghe những tâm sự, ý kiến đóng góp của họ về phong cách quản lý và giao tiếp của bạn. Với đôi chút hài hước và tế nhị, bạn có thể tìm hiểu những suy nghĩ của các nhân viên về mình. Và bạn hãy tỏ ra quan tâm một cách chân thành về những gì các nhân viên đóng góp. Việc này có thể có đôi chút khó khăn đối với bạn, nhưng bạn nên hiểu rằng nói ra suy nghĩ của mình là điều không hề đơn giản đối với những người dưới quyền của bạn. Kết quả cuối cùng sẽ là một mối quan hệ tốt đẹp hơn. 

Vậy còn trong trường hợp các nhân viên không chịu nói ra ý kiến của họ thì sao? Tốt hơn cả là bạn vẫn tiếp tục cuộc nói chuỵện với nhân viên. Một cách thức thông minh để kết thúc cuộc trò chuyện là làm như tình cờ hỏi một cách ngẫu nhiên (nhưng nghiêm túc): “Liệu còn điều gì anh/chị chưa giãi bày không?” và biểu lộ một thái độ rất mong muốn lắng nghe. Cùng với thời gian, một khi đã tạo được lòng tin, bạn sẽ được nghe nhân viên thổ lộ nhiều hơn những suy nghĩ của họ. 

Hành động trên những phản hồi của nhân viên 
Bạn giải quyết những phàn nàn, chỉ trích của các nhân viên như thế nào? Bạn hãy lắng nghe những gì nhân viên nói, đặt ra các câu hỏi thích hợp, đón nhận những đề xuất của nhân viên về việc bạn có thể sửa đổi như thế nào và sau đó cam kết sẽ quan tâm tới việc này. 

Bạn có thể không đồng ý với tất cả những ý kiến phản hồi của nhân viên. Nhưng hãy đón nhận nó một cách bình tĩnh và nhẹ nhàng. Phản ứng bác bỏ hoàn toàn là một hành động không nên làm. Thay vào đó, bạn cần nói với nhân viên rằng bạn sẽ dành thời gian để suy nghĩ về những ý kiến đóng góp, và chắc chắn sẽ có câu trả lời. Sau đó hãy làm đúng như vậy. Các nhân viên luôn cảm kích trước thái độ giao tiếp và tình cảm chân thành của các “sếp” trước những ý kiến đóng góp của họ, thậm chí cả khi “sếp”, sau khi đã suy nghĩ, vẫn không đồng tình với họ. 

Nói chung, việc tự rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cộng với nỗ lực điều chỉnh bản thân dựa trên những phản hồi của nhân viên sẽ giúp bạn hoàn thiện chính mình trong vai trò một nhà lãnh đạo, nhà quản lý. Một “ông sếp” như thế chắc chắn sẽ được nhân viên tín nhiệm, và hiệu quả kéo theo của lòng tin đó là nhân viên sẽ không bỏ bạn mà đi với lý do “hành vi và thái độ quản lý nghèo nàn”. 

(Dịch từ Microsoft Small Business) Mai Hạnh

Nếu một ngày, bố mẹ bạn già đi...



Friday, December 9, 2011

XU HƯỚNG QUẢN TRỊ MỚI

Công ty trong công ty - Xu hướng quản trị mới
Ngoài những mô hình liên kết phổ biến như công ty liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh... thì mô hình tạm gọi là “công ty trong công ty” hiện đang rất thành công ở các nước phát triển. Tuy có một vài điểm giống nhau nhưng đây không phải là mô hình tập đoàn kinh tế thông thường hay tổng công ty của Việt Nam. Thực tế, các công ty của mô hình này thường là những doanh nghiệp hoàn toàn độc lập và hoạt động trên những lĩnh vực khác biệt.
Ý tưởng chủ đạo của mô hình là hai (hay nhiều) doanh nghiệp độc lập nhưng thường xuyên có các giao dịch kinh tế với nhau thì có thể đặt một chi nhánh của công ty mình ngay trong công ty đối tác. Một vài ví dụ sau đây có thể mô tả rõ hơn.

Ở Montreal, Canada, Công ty UPS (chuyên về dịch vụ chuyển phát nhanh) có một chi nhánh đặt trong Công ty CAE (chuyên sản xuất các thiết bị huấn luyện dùng trong hàng không). Bảy nhân viên UPS được đưa qua làm việc toàn thời gian trong phòng phụ trách vận tải của CAE.

Hàng ngày CAE có rất nhiều hàng hóa, tài liệu xuất và nhập khẩu qua UPS. Sự có mặt tại chỗ của UPS đã giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí do hạn chế tối đa những trục trặc phát sinh và chi phí thông tin liên lạc. Trên thực tế, chỉ riêng trong phòng vận tải của CAE còn có thêm ít nhất hai công ty nữa đặt chi nhánh ở đó.

Tuy chưa phổ biến nhưng ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều các công ty hợp tác theo mô hình “công ty trong công ty”. Ví dụ thường thấy là các công ty như FPT, VDC cung cấp các giải pháp về công nghệ thông tin, cho thuê máy chủ và cử người đến làm việc thường trực tại các công ty khác. Hoặc một số hãng hàng không và công ty du lịch đã mở chi nhánh trong các công ty lớn có đông nhân viên để có thể tiếp thị và thu hút khách hàng tại chỗ.

Mô hình “công ty trong công ty” có thể được áp dụng rất linh hoạt. Một công ty ở trong một công ty khác có thể có riêng văn phòng với bảng hiệu, cũng có thể hoạt động gắn liền với công ty đối tác, gần như không có sự phân biệt giữa nhân viên của hai bên (trường hợp của UPS ở trong CAE hay FPT, VDC ở trong các công ty sản xuất kinh doanh).

Cũng có thể không nhất thiết phải có nhiều người đến làm việc thường trực ở công ty đối tác mà ban đầu có thể chỉ một hai nhân viên, làm việc một vài ngày hay vài buổi trong tuần (đã có khá nhiều công ty trong nước đang thực hiện kiểu hợp tác này).

Mô hình có thể áp dụng không chỉ cho doanh nghiệp với doanh nghiệp mà cả cho doanh nghiệp với cơ quan nhà nước hay tổ chức phi lợi nhuận. Việc đặt một văn phòng của cơ quan kiểm dịch, thuế hay hải quan ở các doanh nghiệp lớn là điều cần thiết và có lợi cho cả doanh nghiệp và nhà nước nên rất đáng được triển khai rộng rãi.

Hai điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công mô hình “công ty trong công ty” là sự nhất trí giữa các bên về các điều lệ hợp tác và sự tin tưởng lẫn nhau. Riêng với các doanh nghiệp Việt Nam, thiết nghĩ cần thêm một điều kiện nữa là sự chuẩn hóa trong các quy trình làm việc.

Bởi lẽ nếu không có sự chuẩn hóa và chuyên môn hóa trong công việc thì một công ty hoạt động một mình thôi đã “rối tinh rối mù” lên rồi, không thể nghĩ đến việc hợp tác “công ty trong công ty”.

Mô hình “công ty trong công ty” đem lại ba thuận lợi chính. Một là làm tăng sự linh hoạt và khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp. Rõ ràng một công ty đơn lẻ không thể có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường bằng nhiều công ty liên kết với nhau. Sự liên kết cũng giúp làm tăng khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh và qua đó giúp giảm thiểu nhiều chi phí.

Thuận lợi thứ hai là nhờ hợp tác mà một công ty có thể sử dụng các nguồn thông tin, nguồn nhân lực và vật lực của nhau. Điều này rõ ràng mang lại khả năng cạnh tranh cao hơn cho các bên. Đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, cần phải biết hợp lực với nhau.

Thứ ba là sự hợp tác theo mô hình “công ty trong công ty” thường mang tính chất lâu dài và bền vững. Chính sự bền vững trong các quan hệ sẽ làm tăng sự ổn định của doanh nghiệp trước những biến động trong môi trường kinh doanh. Nhiều bè gỗ kết lại với nhau sẽ vượt qua được những con sóng lớn.






Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn.

Wednesday, December 7, 2011

Định nghĩa Chồng - Vợ

VỢ CHỒNG
-Người vui tính -
Chồng định nghĩa vợ:
Hôm nay mùng tám tháng ba
Không biết nên gọi vợ là gì đây?
Vợ là quả ớt trên cây
Đỏ tươi ngoài vỏ nhưng cay trong lòng
Vợ là một đoá hoa hồng
Vợ là “sử tử Hà Đông” trong nhà
Khi vui, nàng đẹp như hoa
Đến khi tức giận cả nhà thất kinh
Khi chiến tranh, lúc hoà bình
Vợ là thám tử luôn rình rập ta
Vợ là một vị quan toà
Thăng đường xử án toàn là án treo
Vợ là vị ngọt tình yêu
Không uống thì khát, uống nhiều thì say
Vợ là thùng súng thuốc đầy
Cơn ghen ập đến nổ bay trần nhà
Vợ là nắng gắt mưa sa
Vợ là giông tố phong ba, bão bùng
Nhiều người nhờ vợ nên ông
Nhiều người vì vợ mất không cơ đồ
Vợ mình là những vần thơ
Vợ mình là những giấc mơ vơi đầy
Vợ là một chất men say
Là nước hoa ngoại làm ngây ngất lòng
Vợ là một áng mây hồng
Vợ là hoa hậu để chồng mê say
Vợ là khối óc bàn tay
Vợ là bác sĩ, sớm ngày chăm ta
Vợ là nụ, vợ là hoa
Vợ là chồi biếc, vợ là mùa xuân
Vợ là “tín dụng nhân dân”
Vợ là kế toán giải ngân trong nhà
Vợ là biển rộng bao la
Vợ là hương lúa đậm đà tình quê
Vợ là gió mát trưa hè
Vợ là hơi ấm thổi về đêm đông
Vợ là chỗ dựa của chồng
Lắm anh dám bảo “vợ không ra gì”
Khoan khoan hãy tỉnh rượu đi
Vợ quan trọng lắm, chẳng gì sánh đâu
Việc nhà có vợ công đầu
Nấu cơm, đi chợ, nhặt rau, pha trà
Vợ là máy giặt trong nhà
Vợ là cattsetle, vợ là ti vi
Nhiều đêm vợ hát chồng nghe
Lời ru xưa lại vọng về trong ta
Vợ là làn điệu dân ca
Vợ là bà chủ, vợ là ô sin
Vợ là cái máy đếm tiền
Vợ là nội lực làm nên cơ đồ
Vợ là thủ quỹ, thủ kho
Vợ là hạnh phúc ấm no trong nhà
Vợ là vũ trụ bao la
Nhiều điều bí ẩn mà ta chưa tường
Khi nào giận, khi nào thương
Sớm mưa chiều nắng ai lường được đâu
Vợ là một khúc sông sâu
Vợ như là cả một bầu trời xanh
Vợ là khúc nhạc tâm tình
Vợ là cây trúc bên đình làm duyên
Vợ là cô Tấm thảo hiền
Vợ là cô Cám hám tiền ham chơi
Vợ là con phật cháu trời
Rẽ mấy giáng xuống làm người trần gian

Vợ định nghĩa chồng:



Nghe định nghĩa vợ phàn nàn
Thế thì thiếp định nghĩa chàng sao đây
Chồng là can rượu nếp đầy
Nhậu về quên đậy, mùi bay khắp nhà
Chồng là cái máy mát-xa
Chồng là tổ ấm, chồng là nắng xuân
Chồng là nghệ sỹ nhân dân
Chồng là một nửa những phần buồn vui
Chồng là bợm nhậu, bạn đời
Chồng là thần tượng một đời thanh xuân
Chồng là ong thợ chuyên cần
Chồng là duyên nợ nửa phần đời ta
Chồng là trụ cột trong nhà
Chồng là chỗ dựa cho ta hàng ngày
Chồng là chú cuội trên mây
Lần nào về muộn cũng đầy lý do
Chồng là một chú ngựa ô
Là người lãng mạn thích bồ, yêu hoa
Chồng là cấp phó trong nhà
Chồng là vệ sỹ, chồng là xe ôm
Ra đường thích phở chê cơm
Về nhà chê phở không hơn cơm nhà
Chồng là bóng cả cây đa
Chồng là bảo mẫu, là cha con mình
Khi yêu vợ, nịnh: rất xinh
Khi giận lại bảo vợ mình “táo ta”
Con ngoan thì nhận công cha
Con hư lại bảo lỗi là mẹ cho
Đêm ngủ thở ngáy o o
Hút thuốc nhả khói như là nung vôi
Nhìn gái thì mắt sáng ngời
Nhìn vợ thì trợn con ngươi gờm gờm
Chồng là giận, chồng là thương
Chồng là con nợ tiền lương tháng ngày
Chồng là rượu ngọt men say
Chồng là nỗi nhớ tháng ngày khó quên
Chồng là bảo vệ đêm đêm
Cho vợ được ngủ bình yên say nồng
Chồng là thỏ đế mềm lòng
Sợ vợ nổi giận, sợ dòng lệ rơi
Chồng là kho báu trên đời
Chồng là lãng tử, là người đa đoan
Chồng là chú học trò ngoan
Lỗi nào cũng nhận nhưng làm lại quên
Chồng là Phật, chồng là Tiên
Chồng là cái máy in tiền cho ta

Chồng là cái máy điều hoà
Chồng là con nghiện bỏ nhà lang thang
Khi tỉnh, gọi vợ nữ hoàng
Khi say đập ghế đập bàn nói mê
Chồng là con cháu ông Đề
Nếu không quản lý ra đê mà nằm
Yêu thì yêu, bụng vẫn căm
Hễ nghe có nhậu phăm phăm ra ngoài
Chồng là con đỉa bám dai
Khuya rồi mà vẫn vật nài nỉ non
Chồng là gương sáng cho con
Chồng là đấu sỹ vàng son một thời
Chồng là hoàng tử con trời
Vì yêu nên mới làm người trần gian…

Monday, December 5, 2011