Wednesday, January 4, 2012

PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ NÃO P1

CHƯƠNG I: NHỮNG THAO TÁC CHUẨN BỊ CHO VIỆC 
RÈN LUYỆN TRÍ NÃO

Ví dụ: Có hai anh em nhà nọ hiếm khi được gặp nhau. Một ngày tình cờ họ gặp nhau trên đường. Trong lúc trò chuyện, người anh chợt nhớ đến chuyện người cháu gái của mình sắp làm lễ cưới, bèn báo cho em biết. Nhưng người em lại không có một cô cháu gái nào sắp làm lễ cưới. Họ không phải là anh em kết nghĩa, mà là hai anh em ruột. Vậy tại sao lại có chuyện này xảy ra như vậy?

            Bắt đầu từ bây giờ, để chuẩn bị cho việc phát triển tính sáng tạo ở bạn, bạn cần thực hiện một số thao tác để chuẩn bị cho sự hoạt động của bộ não. Trước hết, hãy bắt đầu từ những thao tác nhẹ nhàng nhé!
            Trong chương này, các câu hỏi đều tương đối đơn giản. Nhưng về mặt nội dung, chúng đều mang một ý nghĩa quan trọng về tâm lý học. Nếu bạn sơ ý, thì có thể bạn sẽ vấp phải sự thất bại bất ngờ đấy!

            Bình thường, những người quen làm những công việc đơn điệu, không đòi hỏi sử dụng đến trí não, hoặc không quen giải quyết những vấn đề khó, khi thực hiện những thao tác chuẩn bị này, có thể họ sẽ cảm thấy đau đầu, phức tạp.

            Nhưng các bạn đừng lo, trong cái đau đầu đó, bộ não vốn dĩ cứng ngắc của bạn sẽ trở nên uyển chuyển và linh hoạt hơn. Vậy, các bạn hãy cố tập suy xét vấn đề từ nhiều khía cạnh, nhiều góc độ.

            Ví dụ trên xem ra hình như có điều gì vô lý và kỳ quặc, nhưng các bạn đừng để những dòng chữ mê hoặc mình, hãy suy xét giữa cô cháu gái của người anh với người em có mối quan hệ  như thế nào? Rất rõ ràng, lời giải của ví dụ trên là: Cô con gái của người em sắp làm lễ cưới. Vì con gái của người em chính là cháu gái của người anh.

            Các câu hỏi kế tiếp trong chương này, sẽ phân loại mang tính khái quát nhất. Đó là: câu hỏi bồi dưỡng về khả năng quan sát, bồi dưỡng khả năng suy luận. Vì vậy sẽ không khó lắm. Tuy vậy, cũng có môt số câu hỏi mang tính chất đố mẹo, đồng thời phạm vi cũng khá rộng. Các bạn hãy cẩn thận!

            Trong chương này, nội dung không những đã phá những quan niệm thường tình mà còn giúp chuyển hóa bộ óc theo lối nghĩ rập khuôn của bạn trở nên linh hoạt hơn. Đồng thời, nó cũng đánh thức những cái đầu lười suy nghĩ, Vì vậy, các bạn cần thật sự có kế hoạch luyện tập cho mình có một cách suy nghĩ phóng khoáng hơn, mới mong thu được kết quả tốt đẹp.

            Thông qua những hoạt động của chương này, các tế bào não sẽ được kích thích đầy đủ, Nhờ đó, khi gặp các câu hỏi khó trong những chương kế tiếp, bạn mới có thể tìm đến những lời giải như ý.

            Nào! Xin mời các bạn chuẩn bị, chúng ta cũng bắt đầu!

CÂU HỎI 1
            Như hình dưới, trên giá sách có bộ sách văn học toàn tập. Giả sử có một con mọt sách ăn từ trang 1 của quyển một đến trang cuối của quyển thứ 2. Hỏi con mọt sách này đã di chuyển một khoảng cách bao nhiêu? Biết rằng mỗi bìa sách dày 2mm, ruột sách mỗi quyển dày 3cm.
(thời hạn: 3 phút)


TRẢ LỜI 1
              4mm
            Nếu nghĩ rằng con mọt sách di chuyển từ bên trên của quyển một đến đầu dưới của quyển 2, thì là sai lầm. Vì từng trang 1 đến trang cuối của quyển hai chỉ là khoảng cách của hai cái bìa sách mà thôi.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM
            Những số liệu trong đề không hẳn cần thiết cho việc giải quyết câu hỏi. Không chỉ như thế. Có khi người ta còn lợi dụng nó để làm người đọc quên đi phần quan trọng của vấn đề. Trong đề có cho số liệu bề dày của ruột sách, nên nghĩ rằng phải tính toán cả phần ruột sách. Vì vậy, khi giải quyết vấn đề, cần phân tích những dữ liệu không cần thiết và cương quyết loại bỏ nó đi.

CÂU HỎI 2:          
Thợ săn rời khỏi căn nhà nhỏ đi về hướng Nam 10km. Sau đó đổi hướng đi về hướng Tây 10km. Cuối cùng lại đổi hướng đi về hướng Bắc. Kết quả là người thợ săn lại trở về căn nhà nhỏ của mình. Tất nhiên vị trí căn nhà nhỏ không thể thay đổi. Có thể có chuyện lạ như vậy không?
(thời hạn: 3 phút)




TRẢ LỜI 2:        
Có.
           Vì sao? Vì căn nhà nhỏ của thợ săn nằm đúng cực Bắc của trái đất. Ngoài câu trả lời trên, cũng có bạn cho rằng căn nhà nhỏ kia có chiều rộng từ Đông sang Tây là 10km. Nếu như vậy thì đâu còn là “ căn nhà nhỏ”  nữa?

BÀI HỌC KINH NGHIỆM
            Khi vẽ bản đồ thế giới, người ta đã căng bề mặt trái đất thành mặt phẳng và vẽ them các đường ngang dọc. Trong suy nghĩ của ta luôn tồn tại một tấm bản đồ phẳng như vậy mà quên rằng trên thực tế trái đất của chúng ta là một hình cầu.


CÂU 3:        
Dùng một dụng cụ có dung tích 1 lít (như hình vẽ) để đong chính xác 0,5 lít nước. Nên đong như thế nào?



TRẢ LỜI 3
            Để nghiêng dụng cụ đong nước.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM
            Thông thường, khi đong nước, ta thường đặt dụng cụ nằm ngang để đong. Cách đong nghiêng không có gì là thông minh lắm, nhưng cần phải có một sự thay đổi lớn trong tư tưởng thì mới nghĩ ra được cách làm này.
            Tương tự, có nhiều người khi chuyển hành lý qua một lối đi hẹp, vì không nghĩ tới đặt nghiêng hành lý, hoặc lật qua lật lại hành lý để cuối cùng tới lui không được. Đây cũng là một  trường hợp cần rút kinh nghiệm.

CÂU HỎI 4
            Đồng hồ lớn ở Tây Mẫn Tự, khi báo giờ, tiếng chuông ngân rất dài. Nhất là muốn biết 12 giờ, phải đếm tiếng chuông khá lâu. Giả dụ khoảng cách giữa hai tiếng chuông là 5 giây. Vậy thời gian để đếm biết 12 giờ cần bao nhiêu giây?
            Ngoài ra, muốn đếm biết 6 giờ cần bao nhiêu giây?
(thời hạn: 5 phút)

Đón đọc:  PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ NÃO P2 (ngày 08-01-2012)

No comments:

Post a Comment