Wednesday, November 9, 2011

MUÔN HÌNH CÁC THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO LỢI DỤNG LÒNG TỐT

Em bé lạc đường.
Những bạn nữ xin hãy đọc điều này thật kỹ: Những cô gái đến trường hoặc đến văn phòng một mình, nếu nhìn thấy một đứa bé khóc giữa đường, cho bạn xem 1 cái địa chỉ và nhờ bạn đưa đến địa chỉ đó, hãy dẫn đứa bé đó đến đồn công an hoặc chốt dân phòng gần nhất chứ đừng vội dẫn bé đến địa chỉ nêu trên,đây là một "thủ đoạn" mới để bọn tội phạm: cướp,cưỡng bức và bắt cóc các cô gái. Xin hãy gửi thông điệp này, đừng ngượng ngùng. Một thông điệp có thể cứu được người ... Những bạn nữ hãy hết sức cẩn thận! Đây là tin có thật


Chúc mừng bạn đã trúng số.
Thật là khó tin. Bạn bất ngờ nhận được một cú điện thoại hoặc một tin nhắn bằng thư điện tử báo rằng bạn là người may mắn trúng số nước ngoài. Có thể đó là Canada. Cũng có thể đó là Tây Ban Nha hay bất kỳ quốc gia nào khác. Bạn rất có thể đã trúng hàng trăm ngàn hay thậm chí hàng triệu đô-la. 

Nghe có vẻ hợp lý. Người ở bên kia đầu dây là một nhân viên thuế hay đại diện của một tổ chức chính phủ nào đó. Người gọi có vẻ vừa đáng tin vừa chân thật. Người này trả lời tất cả các câu hỏi của bạn và tỏ vẻ nôn 
nóng muốn chuyển cho bạn số tiền càng sớm càng tốt. Chỉ có một rắc rối duy nhất. Muốn người gọi trao món  tiền, trước hết bạn phải trả các khoản thuế và lệ phí cho việc trúng thưởng. 

Có lẽ bạn có một chút ngần ngại về điều này. Nhưng nguời gọi điện tỏ vẻ thuyết phục. Suy cho cùng, bỏ ra vài ngàn đôla bây giờ đâu có nghĩa lý gì khi mà bạn sẽ nhận được hàng triệu đô-la trong chỉ vài ngày hay vài tuần? 

Người gọi hướng dẫn bạn gửi tiền thuế và lệ phí bằng cách sử dụng dịch vụ chuyển tiền. Nó vừa nhanh chóng, tiện lợi và có thể giúp họ chuyển tiền cho bạn sớm hơn. Và thế là bạn gửi tiền đi. Nhưng khoan đã. Dường như bạn còn phải trả một số thuế bổ sung nữa và bạn được hướng dẫn để gửi thêm tiền - và lần này lại cũng dùng dịch vụ chuyển tiền. 

Các cuộc gọi lại tiếp tục cho đến khi bạn không còn khả năng hoặc không muốn gửi thêm tiền nữa. Thật không may, bạn không bao giờ nhận được số tiền trúng số. Bạn đã là nạn nhân của một trò lừa đảo.


Chồng em bệnh nặng.
 Giữa không gian ảm đạm bỗng vang lên tiếng khóc não nuột. Mọi người ngước mắt lên nhìn thì thấy một phụ nữ trẻ, quê mùa, dìu theo một người đàn ông gầy gò, ốm yếu, vừa đi vừa mếu máo. Chị này đưa chồng đến ngồi cạnh một bà lão coi bộ khá giả, tay đeo vòng và nhẫn vàng.

Vừa mếu chị vừa thổn thức: “Ôi anh ơi, tiền chụp CT tới tận hơn 1 triệu đồng thì em kiếm đâu ra bây giờ. Em đành cắn răng đưa anh về quê chờ chết thôi, tha lỗi cho em.” Tiếng kêu khóc của chị thu hút nhiều ánh mắt của các bệnh nhân và người thân của họ. Bất chợt, người đàn ông ngồi kế bên tôi lên tiếng: “Anh nhà bị sao thế chị mà tay cứ ôm bụng thế kia, vén áo lên cho mọi người xem nào”.

Được lời như cởi tấm lòng, chị phụ nữ trình bày: “Nhà em bị ung thư. Bây giờ vết thương đã xâm lấn ăn hết cả bụng rồi anh ạ. Bác sĩ yêu cầu chụp CT tốn tới tận 1 triệu 280 ngàn. Số tiền lớn thế em chẳng biết đào đâu ra. Vợ chồng em từ tận Trà Vinh lên đây đã gần 1 tháng. Chồng em bệnh thế mà cứ lăn lóc nằm ngoài ghế đá vì không có tiền nhập viện”.

Nói đoạn chị ta vén áo anh chồng lên làm cho không ít người phải rùng mình, nhắm mắt chẳng dám nhìn. Tôi để ý thấy bụng anh chồng đang quấn một miếng bông gạc lớn, khi tấm gạc được hé ra thì thấy đen đen, đỏ đỏ chẳng rõ bị gì. Thấy có màu đỏ như máu, nhiều người ái ngại. Mấy người nhao nhao lên: “Thôi, người ta đang đau bà vén lên làm gì, nhiễm trùng bây giờ…”. Bà cụ khá giả ngồi cạnh thương cảm hỏi thăm: “Chú ấy bị bệnh bao lâu rồi, bây giờ bác sĩ bảo phải làm sao…”.

Kẻ tung người hứng?

Vừa khi ấy người đàn ông ngồi cạnh tôi hô hào: “Thôi bà con, chúng ta ngồi ở đây đều chung hoàn cảnh. Người thì bị ung thư, kẻ thì đưa người thân đi khám ung thư. Nhà chị kia cũng thế mà ngặt nỗi nghèo quá. Mỗi người hãy một tay một chân mà góp chút tiền giúp đỡ cho nhà chị ấy. Làm như vậy cũng là tích đức cho mình…”. Miệng nói, tay làm, anh ta đứng dậy rút ví cho đôi vợ chồng kia luôn 100 ngàn. Và tất nhiên người “cắn câu” đầu tiên là bà cụ khá giả ngồi gần đôi vợ chồng đó. Bà cụ lần túi móc ra cho ngay 100 ngàn đồng. Tốt bụng hơn, bà còn cho cả số điện thoại nhà riêng để có gì cần giúp đỡ cứ việc gọi đến. Vài người khác kẻ thì 50 chục, người 100 ngàn dúi vào tay cô vợ.

Ngồi chừng 5 phút, không thấy ai cho thêm tiền, đôi vợ chồng đó bỏ đi, chẳng cần đợi chụp CT nữa. Lần này anh chồng tự đứng lên đi mà quên không cần vợ dìu và ôm bụng. Quay sang bên cạnh thấy người đàn ông ngồi cạnh tôi cũng lẻn đi từ lúc nào. Đến giờ, mọi người mới vỡ lẽ xì xào: “Ôi, hóa ra 3 đứa nó cùng một dây với nhau, rõ là dân lừa đảo chứ bệnh tật gì”. Mấy người trót cho tiền nhầm kẻ xấu chỉ biết trách mình nhẹ dạ, tặc lưỡi, lắc đầu.

2 comments:

  1. Ra đường toàn lừa đảo nên ai cũng sợ lừa tạo nên một xã hội vô tâm!

    ReplyDelete
  2. Chẳng trách có vụ Bé gái 2 tuổi ở Trung quốc bị xe cán 2 lần mà người đi qua lại vô tâm không cứu.

    ReplyDelete