Friday, January 13, 2012

Monday, January 9, 2012

Nhật Ký Của Mẹ - Hiền Thục ST:Nguyễn Văn Chung - Bật khóc khi nghe HD

PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ NÃO P2

Trả lời 4:

                       
12 giờ cần 55 giây.
6 giờ cần 30 giây.
Giờ báo của đồng hồ không có giờ nào hơn 12 giờ, nên khi tiếng chuông thứ 12 vừa điểm, người ta biết ngay đó là 12 giờ. Từ tiếng chuông thứ nhất đến tiếng chuông thứ 12 chỉ có 11 khoảng cách. Vì vậy thời gian cần để biết 12 giờ là:
5 giây x 11 = 55 giây.
Còn trường hợp 6 giờ, người ta phải chờ tiếng chuông thứ 6 chấm dứt, xem có điểm tiếp tiếng chuông thứ 7 không, nên thời gian để biết 6 giờ phải là:
5 giây x 6 = 30 giây.



            BÀI HỌC KINH NGHIỆM:



Ý nghĩa của câu hỏi ở chỗ cần suy nghĩ vấn đề một cách thiết thực, bằng không dễ bị mắc lừa. Nhất là những bài toán có số liệu, càng phải thận trọng, vì con số là một khái niệm hết sức trừu tượng. Không phải chỉ việc tính toán đơn giản là được. 


Câu hỏi 5:

            Năm con mèo trong năm phút bắt Năm con chuột. Theo tỷ lệ này, muốn bắt 100 con chuột trong 100 phút cần bao nhiêu con mèo ?

(Thời hạn: 1 phút)



Trả lời 5:

                        Cần năm con mèo.

            Năm con mèo trong năm phút bắt năm con chuột. Nếu thêm năm phút nữa thì sẽ bắt được tất cả 10 con chuột. Có nghĩa là trong 10 phút bắt được 10 con, 20 phút bắt được 20 con, và cứ như thế năm con mèo bắt được 100 con chuột trong vòng 100 phút.



            BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

            Không nên hiểu một cách sai lầm là:

 
5
5
5
thì
100
100
100

Kiến thức về đại lượng tỷ lệ thuận học ở nhà trường không thể áp dụng vào trường hợp này.

Câu hỏi 6:

Có 100 đội bóng chày tham dự thi đấu. Đến trận chung kết chọn ra đội vô địch ít nhất phải trả qua bao nhiêu trận thi đấu.

(Thời hạn: 30 giây)



Trả lời 6:

                        99 trận.

            Mỗi trận đấu sẽ loại bớt 1 đội. Như vậy đội vô địch phải thắng được 99 đội còn lại. Do đó, để chọn được đội vô địch cần trải qua 99 trận thi đấu.



BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

            Câu hỏi nghe qua có vẻ rất phức tạp, nhưng nếu thay đổi quan điểm thì sẽ trả lời rất dễ dàng. Đây là một câu hỏi giúp các bạn chọn phương pháp thay đổi quan điểm. Từ câu hỏi trên, hy vọng các bạn có được một gợi ý hữu ích.


Câu hỏi 7:

            Có một hình trăng lưỡi liềm (như hình vẽ). Chỉ cần vẽ thêm 2 đường thẳng. Ta chia hình mặt trăng thành 6 phần. Vậy phải vẽ như thế nào?

(Thời hạn: 3 phút)



Trả lời 7: Nối A với B, C với D trên hình, là ta đã chia hình mặt trăng thành 6 phần.





BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

            Đối với câu hỏi này, nểu chỉ nghĩ trong đầu thì hiệu quả rất thấp. Vì phải dựa vào sự di chuyển của 2 đường thẳng nên thay vì ta chỉ nghĩ trong đầu, các bạn hãy lấy dây kẽm mà thử nghiệm xem. Lúc bấy giờ, nếu ta chú ý đến vị trí đối xứng của hai đường thẳng thì có thể trả lời câu hỏi được ngay.


Câu hỏi 8:

            Có hai người cha lấy tiền tiêu vặt cho hai người con. Người cha thứ nhất cho con mình 1.500 đồng. Còn người cha kia cho con mình 1.000 đồng

            Hỏi tại sao?

(Thời hạn: 30 giây)

Trả lời 8:

            Hai người cha và hai người con ở đây muốn nói đến ba người có cùng huyết thống với nhau:

            Ông nội, cha và con.

            Ông nội cho con mình (cha) 1.500 đồng. Từ số tiền đó, cha lấy ra 1.000 đồng cho con của mình. Vì vậy số tiền tăng thêm của hai người con cộng lại cũng chỉ có 1.500 đồng mà thôi.



BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

            Thông thường khi nói đến hai người cha và hai người con. Ai cũng nghĩ là người. Đây chính là cái “bẫy” của câu đố này. Sự hiểu biết và suy nghĩ thông thường đã làm hạn chế tính linh hoạt của chúng ta trong khi suy nghĩ giải quyết vấn đề.



Câu hỏi 9:

            Có loại vi khuẩn sau một phút nó tự tách thành hai con, sau một phút nữa nó lại tự tách ra, tổng cộng thành bốn con. Như vậy, một con vi khuẩn muốn tách đôi ra cho đến khi đầy bình thì chỉ cần một giờ đồng hồ.

            Cũng loại vi khuẩn đó, ban đầu là hai con vi khuẩn để tách đôi cho đến khi dầy bình thì cần bao nhiêu phút ?

(Thời hạn: 30 giây)




Đón đọc: PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ NÃO P3 (ngày 12-01-2012)

Wednesday, January 4, 2012

PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ NÃO P1

CHƯƠNG I: NHỮNG THAO TÁC CHUẨN BỊ CHO VIỆC 
RÈN LUYỆN TRÍ NÃO

Ví dụ: Có hai anh em nhà nọ hiếm khi được gặp nhau. Một ngày tình cờ họ gặp nhau trên đường. Trong lúc trò chuyện, người anh chợt nhớ đến chuyện người cháu gái của mình sắp làm lễ cưới, bèn báo cho em biết. Nhưng người em lại không có một cô cháu gái nào sắp làm lễ cưới. Họ không phải là anh em kết nghĩa, mà là hai anh em ruột. Vậy tại sao lại có chuyện này xảy ra như vậy?

            Bắt đầu từ bây giờ, để chuẩn bị cho việc phát triển tính sáng tạo ở bạn, bạn cần thực hiện một số thao tác để chuẩn bị cho sự hoạt động của bộ não. Trước hết, hãy bắt đầu từ những thao tác nhẹ nhàng nhé!
            Trong chương này, các câu hỏi đều tương đối đơn giản. Nhưng về mặt nội dung, chúng đều mang một ý nghĩa quan trọng về tâm lý học. Nếu bạn sơ ý, thì có thể bạn sẽ vấp phải sự thất bại bất ngờ đấy!

            Bình thường, những người quen làm những công việc đơn điệu, không đòi hỏi sử dụng đến trí não, hoặc không quen giải quyết những vấn đề khó, khi thực hiện những thao tác chuẩn bị này, có thể họ sẽ cảm thấy đau đầu, phức tạp.

            Nhưng các bạn đừng lo, trong cái đau đầu đó, bộ não vốn dĩ cứng ngắc của bạn sẽ trở nên uyển chuyển và linh hoạt hơn. Vậy, các bạn hãy cố tập suy xét vấn đề từ nhiều khía cạnh, nhiều góc độ.

            Ví dụ trên xem ra hình như có điều gì vô lý và kỳ quặc, nhưng các bạn đừng để những dòng chữ mê hoặc mình, hãy suy xét giữa cô cháu gái của người anh với người em có mối quan hệ  như thế nào? Rất rõ ràng, lời giải của ví dụ trên là: Cô con gái của người em sắp làm lễ cưới. Vì con gái của người em chính là cháu gái của người anh.

            Các câu hỏi kế tiếp trong chương này, sẽ phân loại mang tính khái quát nhất. Đó là: câu hỏi bồi dưỡng về khả năng quan sát, bồi dưỡng khả năng suy luận. Vì vậy sẽ không khó lắm. Tuy vậy, cũng có môt số câu hỏi mang tính chất đố mẹo, đồng thời phạm vi cũng khá rộng. Các bạn hãy cẩn thận!

            Trong chương này, nội dung không những đã phá những quan niệm thường tình mà còn giúp chuyển hóa bộ óc theo lối nghĩ rập khuôn của bạn trở nên linh hoạt hơn. Đồng thời, nó cũng đánh thức những cái đầu lười suy nghĩ, Vì vậy, các bạn cần thật sự có kế hoạch luyện tập cho mình có một cách suy nghĩ phóng khoáng hơn, mới mong thu được kết quả tốt đẹp.

            Thông qua những hoạt động của chương này, các tế bào não sẽ được kích thích đầy đủ, Nhờ đó, khi gặp các câu hỏi khó trong những chương kế tiếp, bạn mới có thể tìm đến những lời giải như ý.

            Nào! Xin mời các bạn chuẩn bị, chúng ta cũng bắt đầu!

CÂU HỎI 1
            Như hình dưới, trên giá sách có bộ sách văn học toàn tập. Giả sử có một con mọt sách ăn từ trang 1 của quyển một đến trang cuối của quyển thứ 2. Hỏi con mọt sách này đã di chuyển một khoảng cách bao nhiêu? Biết rằng mỗi bìa sách dày 2mm, ruột sách mỗi quyển dày 3cm.
(thời hạn: 3 phút)


TRẢ LỜI 1
              4mm
            Nếu nghĩ rằng con mọt sách di chuyển từ bên trên của quyển một đến đầu dưới của quyển 2, thì là sai lầm. Vì từng trang 1 đến trang cuối của quyển hai chỉ là khoảng cách của hai cái bìa sách mà thôi.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM
            Những số liệu trong đề không hẳn cần thiết cho việc giải quyết câu hỏi. Không chỉ như thế. Có khi người ta còn lợi dụng nó để làm người đọc quên đi phần quan trọng của vấn đề. Trong đề có cho số liệu bề dày của ruột sách, nên nghĩ rằng phải tính toán cả phần ruột sách. Vì vậy, khi giải quyết vấn đề, cần phân tích những dữ liệu không cần thiết và cương quyết loại bỏ nó đi.

CÂU HỎI 2:          
Thợ săn rời khỏi căn nhà nhỏ đi về hướng Nam 10km. Sau đó đổi hướng đi về hướng Tây 10km. Cuối cùng lại đổi hướng đi về hướng Bắc. Kết quả là người thợ săn lại trở về căn nhà nhỏ của mình. Tất nhiên vị trí căn nhà nhỏ không thể thay đổi. Có thể có chuyện lạ như vậy không?
(thời hạn: 3 phút)




TRẢ LỜI 2:        
Có.
           Vì sao? Vì căn nhà nhỏ của thợ săn nằm đúng cực Bắc của trái đất. Ngoài câu trả lời trên, cũng có bạn cho rằng căn nhà nhỏ kia có chiều rộng từ Đông sang Tây là 10km. Nếu như vậy thì đâu còn là “ căn nhà nhỏ”  nữa?

BÀI HỌC KINH NGHIỆM
            Khi vẽ bản đồ thế giới, người ta đã căng bề mặt trái đất thành mặt phẳng và vẽ them các đường ngang dọc. Trong suy nghĩ của ta luôn tồn tại một tấm bản đồ phẳng như vậy mà quên rằng trên thực tế trái đất của chúng ta là một hình cầu.


CÂU 3:        
Dùng một dụng cụ có dung tích 1 lít (như hình vẽ) để đong chính xác 0,5 lít nước. Nên đong như thế nào?



TRẢ LỜI 3
            Để nghiêng dụng cụ đong nước.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM
            Thông thường, khi đong nước, ta thường đặt dụng cụ nằm ngang để đong. Cách đong nghiêng không có gì là thông minh lắm, nhưng cần phải có một sự thay đổi lớn trong tư tưởng thì mới nghĩ ra được cách làm này.
            Tương tự, có nhiều người khi chuyển hành lý qua một lối đi hẹp, vì không nghĩ tới đặt nghiêng hành lý, hoặc lật qua lật lại hành lý để cuối cùng tới lui không được. Đây cũng là một  trường hợp cần rút kinh nghiệm.

CÂU HỎI 4
            Đồng hồ lớn ở Tây Mẫn Tự, khi báo giờ, tiếng chuông ngân rất dài. Nhất là muốn biết 12 giờ, phải đếm tiếng chuông khá lâu. Giả dụ khoảng cách giữa hai tiếng chuông là 5 giây. Vậy thời gian để đếm biết 12 giờ cần bao nhiêu giây?
            Ngoài ra, muốn đếm biết 6 giờ cần bao nhiêu giây?
(thời hạn: 5 phút)

Đón đọc:  PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ NÃO P2 (ngày 08-01-2012)